Đồng Tháp - Triển khai khóa tập huấn hỗ trợ triển khai chính phủ điện tử, hình thành công dân điện tử

Dự án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng tại Việt Nam” do Quỹ Bill & Melinda Gates tài trợ và được Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Tổng công ty Bưu chính Việt Nam và các đơn vị liên quan triển khai từ năm 2011 đến 2016. Dự án cung cấp, lắp đặt 12.070 máy tính nối mạng Internet băng thông rộng và các thiết bị phụ trợ cho 1.900 điểm và BĐVHX tại 40 tỉnh. Dự án được thực hiện theo nhiều hợp phần khác nhau như: Đào tạo cán bộ; truyền thông vận động; lắp đặt máy tính, trang thiết bị đi kèm và đường truyền; thiết lập trang web chuyên biệt cung cấp thông tin.

Từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2016 dự án sẽ mở rộng góp phần thực hiện các chương trình ưu tiên quốc gia như xây dựng nông thôn mới, triển khai chính phủ điện tử, hình thành công dân điện tử, góp phần xây dựng xã hội học tập, tăng cường hỗ trợ thông tin cho người người dân và người khiếm thị tại 04 tỉnh Lào Cai, Nghệ An, Quảng Nam và Đồng Tháp.

Khóa tập huấn cho cán bộ thư viện tại tỉnh Đồng Tháp 

TV huyện Thanh Bình là một trong những điểm mà dự án triển khai gói kỹ thuật và đào tạo. Trước đó, Dự án "Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng tại Việt Nam” tài trợ cho thư viện huyện Thanh Bình gồm 10 bộ máy tính và 01 máy in phục vụ cho bạn đọc đến truy nhập.

Trong năm vừa qua, thư viện huyện Thanh Bình đã phục vụ được 9.230 lượt bạn đọc, trong đó có 5.305 lượt bạn đọc thiếu nhi với 16.477 lượt bản sách được xem và 3.069 lượt mượn trả sách; các xã, thi trấn phục vụ được 2.723 lượt bạn đọc với 7.652 lượt bản sách được xem. Tuy vậy, cũng như thực trạng chung của tỉnh Đồng Tháp, thư viện huyện Thanh Bình với nguồn tài liệu còn hạn chế nên việc luân chuyển sách về cơ sở với số lượng bản sách chưa nhiều (mỗi đợt chỉ 100 bản/xã, thị trấn); Mạng lưới thư viện cấp xã tuy phát triển nhưng chưa đồng đều và bền vững, có xã hoạt động mang tính chất cầm chừng, bên cạnh đó còn khó khăn về cơ; nhìn chung, những người dân ở địa bàn có trình độ văn hóa nhìn chung thấp (bởi những người có trình độ văn hóa từ lớp 12 trở lên đã đi làm ăn xa ở nơi khác). Đại bộ phận cư dân huyện chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, chăn nuôi thủy sản, trình độ dân trí còn hạn chế đặc biệt về sử dụng máy tính, truy cập Internet.

Ngày 8,9/11/ 2016,  Dự án phối hợp với thư viện huyện Thanh Bình đã được triển khai gói đào tạo gói tư vấn hỗ trợ triển khai chính phủ điện tử, hình thành công dân điện tử tới người dân địa phương khi mà chính quyền chỉ đủ nguồn lực triển khai, hướng dẫn đến đội ngũ cán bộ công chức.

Quang cảnh buổi khai giảng

Chính phủ điện tử và công dân điện tử là một khái niệm khá mới mẻ với người dân nơi đây. Thuật ngữ chính phủ điện tử được sử dụng chính thức tại Việt Nam từ sau “Hiệp định khung ASEAN điện tử” mà cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN tham gia được công bố. Mặc dù còn có những quan điểm khác nhau, song có thể hiểu một cách đơn giản. Chính phủ điện tử là sự ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông để các cơ quan chính phủ đổi mới, làm việc hiệu lực, hiệu quả và minh bạch hơn, cung cấp thông tin, dịch vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp và các tổ chức.

Đào tạo công dân điện tử là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả mục tiêu của dự án nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng tại Việt Nam. Xác định rõ điều đó, thời gian qua, bên cạnh việc quan tâm đầu tư xây dựng, hoàn thiện hạ tầng, ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong hoạt động của thư viện huyện Thanh Bình; nay dự án tiến hành đẩy mạnh công tác đào tạo để hình thành các công dân điện tử, nhằm khai thác và vận hành hiệu quả những lợi ích mà người sử dụng máy tính mang lại.

Tại khóa tập huấn, cán bộ trực điểm và giáo viên cũng tận dụng sự phối hợp, hỗ trợ (với vai trò trợ giảng cho giáo viên) cho các viên; học viên sẽ được cân nhắc, bố trí theo từng cặp đôi nhằm tạo điều kiện để họ có thể hổ trợ cho nhau tốt nhất trong quá trình học tập như một người đã biết sơ qua về máy tính, mạng Internet ngồi cạnh một người chưa biết gì để trợ giúp khi cần.

Có thể thấy, mô hình dự án truy nhập máy tính và Internet công cộng hỗ trợ phát triển chính phủ điện tử, hình thành công dân điện tử thông qua các lớp tập huấn người sử dụng kỹ năng tìm kiếm thông tin, khai thác và sử dụng các dư án công trực tuyến tại cổng thông tin điện tử huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp; nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân, hình thành những công dân điện tử góp phần hỗ trợ chính quyền địa phương trong việc đẩy mạnh chính phủ điện tử.

Khi được hỏi về lợi ích của khóa đào tạo mang đến cho người dân, cán bộ trực điểm, cán bộ phòng văn hóa phụ trách lĩnh vực công nghệ thông tin cũng như người học đều cho rằng đây là hoạt động, dịch vụ rất hữu ích, giúp cho người dân bước biết cách sử dụng máy tính, tìm kiếm thông tin trên mạng Internet, đặc biệt là thực hiện được các thủ tục hành chính công một cách nhanh chóng, thông tin minh bạch. Thông qua dịch vụ này ngoài việc sử dụng, khai thác các thông tin liên quan đến nông nghiệp, sử dụng các dịch vụ công trực tuyến người dân còn có khả năng tìm kiếm, định vị được các thông tin khác khi có nhu cầu tìm hiểu.

Hy vọng, từ những khóa tập huấn, chương trình đào tạo hữu ích của tại thư viện huyện Thanh Bình, mỗi người dân tự mình nâng cao được tinh thần tự học, giao lưu được với nhiều người trong xã hội để chia sẻ kinh nghiệm, hiểu được những lợi ích mà máy tính và Internet mang lại cho mình; từ đó tuyên truyền, phổ biến cho người thân, bạn bè đến và sử dụng các dịch vụ của thư viện. Một số người dân sau khi kết thúc tập huấn lại trở thành những giáo viên không chuyên hướng dẫn cho người thân, bạn bè những kiến thức mình đã được học góp phần nhỏ bé vào việc hình thành thế hệ công dân điện tử sau này.

 

Thanh Bắc (P. PT&UDTT ĐT)