Không gian thư viện ngày nay vô cùng hấp dẫn, hãy cùng chiêm ngưỡng!

Rất nhiều người, khi được hỏi về thư viện, sẽ hình dung ngay ra những tòa nhà cũ kỹ với ánh sáng yếu ớt và những giá sách dài bất tận. Vậy thế thực tế thư viện ngày nay đang như thế nào?

- Thư viện ngày nay vẫn là nơi gìn giữ di sản văn hóa của chúng ta. Chúng chứa đựng tất cả tri thức của nhân loại.

- Thư viện là sự tiên phong văn minh vì ngày nay thư viện phải tham gia và hướng đến tương lai chứ không chỉ lưu giữ quá khứ.

- Thư hiện hiện đại đang định hình cách chúng ta học và tận hưởng các cuốn sách trong thời kỳ kỹ thuật số. Thư viện cho chúng ta truy cập vào những cuốn sách với tất cả các định dạng, loại hình khác nhau nhiều nhất có thể.

- Thư viện ngày nay đang phát triển tốt trong thời kỳ kỹ thuật số.

Hãy cùng chiêm ngưỡng hình ảnh không gian của 20 thư viện đại diện cho các thư viện hiện đại trên thế giới dưới đây với mục tiêu của chúng tôi là  muốn các bạn hãy đến thăm thư viện gần bạn nhất. Bạn có thể chưa có cơ hội sang Singapore để thăm quan thư viện Bishan. Nhưng bất cứ thư viện nào gần bạn nhất trong danh sách này cũng sẽ chào đón bạn với vô vàn cuốn sách hấp dẫn và những thủ thư nhẹ nhàng, dễ chịu.

Bạn sẽ thấy các thư viện trên khắp thế giới đang hướng tới tương lai, giúp cho bạn đọc có một môi trường học tập và thư giãn ở nhiều cấp độ và rất năng động. Chúng tôi tin chắc rằng thư viện thời học sinh, sinh viên của bạn giờ cũng đã thay đổi rất nhiều so với lần cuối cùng bạn ghé thăm.

1. Thư viện Bishan, Singapore

Thư viện công Bishan được khai trương vào tháng 9/2006, được thiết kế bởi LOOK Architects theo hình ảnh ẩn dụ của một ngôi nhà hình cây. Thư viện này đang phục vụ nhu cầu của các trường học và cư dân xung quanh khu vực Bishan với trên 250.000 đầu sách được sắp xếp ở cả 4 tầng nhà và 1 tầng hầm. Các cửa sổ trông như trổ ra khỏi nhà đó thực ra là các các khu vực đọc sách cho những bạn đọc thích có không gian tĩnh lặng và sử dụng laptop tại đó.

2. Thư viện LiYuan, Trung quốc

Được xây dựng năm 2011 trong một ngôi làng nhỏ Huairou thuộc ngoại ô Bắc kinh, thư viện có nét đẹp tự nhiên này được thiết kế bởi Li Xiaodong.

Không gian nội thất 175 m2 thiết kế như ngược chiều bằng cách sử dụng các bậc thang cách điệu để tạo khoảng cách. Những tấm gỗ được sơn màu sáng và trải đều khắp không gian tạo nên một không gian đọc bao quoanh hoàn hảo. Thư viện không dùng nhiều đến điện và không có bụi.

3. Thư viện đại học Warsaw, Ba Lan

Được thiết kế bởi Marek Budzyński và Zbigniew Badowski, thư viện mở cửa vào tháng 12/1999. Khách và những người yêu sách có thể vào thẳng trung  tâm thư viện từ bên ngoài mà không làm ảnh hưởng đến các bạn đọc khác đang đọc sách bên trong. Điểm đặc biệt của tòa nhà này là có một vườn bách thảo trên mái nhà. Với diện tích khoảng 1 ha, đó là một trong những vườn bách thảo rộng nhất Châu Âu.

4. Thư viện của thành phố Turku, Phần Lan

Thư viện Thành phố Turku, tọa lạc tại trung tâm thành phố Turku, là một phối hợp giữa khối nhà thư viện chính được xây dưng từ năm 1903 và khối nhà mới do JKMM Architects thiết kế và hoàn thành năm 2007.

Thư viện Turku mới là một trung tâm tri thức và trải nghiệm học tập. Thư viện được xem như một phòng khách dành cho tất cả mọi người. Thư viện có các phòng đọc nhóm, nhiều chỗ ngồi đọc và internet không dây được phủ khắp thư viện.

5. Thư viện đại học Aberdeen, Xcốt len.

Thiết kế bởi Schmidt Hammer Lassen Architects và khai trương vào tháng 9 năm 2012, thư viện mới của đại học Aberdeen có hơn 250.0000 đầu sách và bản viết tay. Thư viện rộng 15.500 m2 sẵn sàng phục vụ 14,000 sinh viên với 1.200 không gian đọc, không gian lưu trữ và chứa các bộ sưu tập lịch sử, các sách quý hiếm. Thư viện được thiết kế dành cho sinh viên một trải nghiệm nghiên cứu và học tập của thế kỷ 21.

6. Thư viện Maranello, Italy

Thiết kế bởi các kiến trúc sư  Arata Isozaki và Andrea Maffei tại Milan, thư viện mới này là của cộng đồng Maranello với mục tiêu là cung cấp cho khách một trải nghiệm nội tâm với nhãn quan thiên nhiên.

7. Thư viện sách hiếm Thomas Fisher, Canada

Thư viện sách hiếm Thomas Fisher là thư viện của Đại học Toronto nơi gìn giữ số lượng lớn nhất về sách hiếm và bản viết tay hiếm của Canada.

Thư viện khai trương năm 1973. Kể từ đó thư viện đã lưu giữ gần 700.000 đầu sách và 3.000 mét giá chứa đựng các bản viết tay. Trong số các bộ sưu tập này gồm có  Nuremberg Chronicle (1493), Shakespeare’s First Folio (1623), Newton’s Principia (1687), và Darwin’s proof copy (with annotations) of On the Origin of Species (1859).

8. Thư viện khoa học Đại học  Versailles, Pháp

Thiết kế bởi các kiến trúc sư công ty Badia Berger Architects cho trường đại học  Versailles Saint-Quentin-en-Yvelines, tòa nhà thư viện được khai trương để phục vụ sinh viên từ năm 2012. Thiết kế tập trung vào quản lý năng lượng. Tòa nhà được thiết kế với mục tiêu cung cấp sự độc lập tối đa về năng lượng mà không quên kiến trúc tương tác với môi trường. Tòa nhà rộng 4.000m2 và là trung tâm khuôn viên các trường thành viên của Đại học.

9. Thư viện Ballyroan, Ai len

Thiết kế bởi Box Architecture, thư viện được mở vào đầu năm 2013.

Thư viện cung cấp một không gian ngồi đọc rộng lớn với rất nhiều máy tính có thể tự do truy cập cũng như các trang thiết bị phục vụ in, pho to copy, mạng internet miễn phí và luôn sẵn sàng phục vụ. Các tiện ích này đã tạo nên một dịch vụ tự phục vụ cho sinh viên giảm tải thời gian xếp hàng chờ đến lượt. 

10. Thư viện Biblioteca José Vasconcelos, Mexico

Tọa lạc tại thành phố Mexico, tòa nhà này thường được gọi là Thư viện Thư mục “megabiblioteca” (“megalibrary”). Trải rộng trên  38,000 m2, thư viện dành tưởng nhớ tới José Vasconcelos, nhà triết học, ứng cử viên tổng thống và nguyên giám đốc thư viện quốc gia Mexico.

Chi phí xây dựng hết 98 triệu đô la Mỹ, mở cửa vào tháng 5/2006 và được đánh giá là một trong những công trình hiện đại nhất thế kỷ 21. Các giá sách được xem là những thiết kế quan trọng nhất tại đây. Chúng được thiết kế như điêu khắc ngược với những bộ khung nhô lên do Gabriel Orozco thiết kế.

11. Các thư viện đại học nghệ thuật Tama, Nhật bản

Gồm có hai thư viện Hachioji và Kaminoge, đóng góp vào đào tạo nghệ thuật và nghiên cứu cho sinh viên và các bộ môn của Đại học Tama, một trong những đại học hàng đầu của Nhật bản.

Cả hai thư viện đều nằm tại Tokyo chứa hơn 17.000 đầu sách tiếng Nhật và ngoại ngữ khác cũng như 1.800 bài báo định kỳ. Một bộ sưu tập lớn chứa đựng thông tin về nghệ thuật, thiết kế và kiến trúc sắp xếp từ dạng chuyên khảo cho đến dạng nghiên cứu chuyên biệt.

Thư viện Kaminoge cũng sở hữu các bộ sưu tập của danh nhân quá cố Shuzo Takiguchi (1903-1979) và Katsue Kitazono (1902-1978). Cả hai người này đều là những nghệ sỹ, nhà thơ, nhà phê bình lừng danh của Nhật.

12. Thư viện thư mục España, Cô lôm bia

Thư viện hiện đại bậc nhất này nằm tại phía bắc Medellin, Colombia. Ba tòa nhà hình học bất đối xứng là trung tâm cộng đồng, phòng thính giả và thư viện. Công trình này là một phần trong chương trình xã hội mở rộng của chính phủ nhằm tạo các cơ hội kinh tế và xã hội cho dân chúng.

Công trình rộng 11,500 thước vuông được hoàn thành vào năm 2007, với kết cấu không có gạch vữa. Đối với thiết kế cho thư viện, nhà thiết kế Giancarlo Mazzanti nhằm vào nội thất tách con người với sự hào nhoáng bên ngoài.

13. Thư viện thành phố Stuttgart, Đức

Một thiết kế huy hoàng bởi kiến trúc sư người Triều tiên Young Yi được đầu tư hết trên 100 triệu đô la Mỹ, thư viện mở cửa vào tháng 10/2011.

Trung tâm của thư viện được làm theo thiết kế tưởng nhớ các danh nhân. Các thiết kế hàng lang dài 5 tầng được thiết kế hình vuông và bao bọc bởi các giá sách. Điều thú vị là chữ “thư viện” được trình bày bằng 4 thứ tiếng ( Đức, Anh, Ả rập và Triều tiên) bên ngoài các bức tường.

14. Thư viện và tòa nhà văn hóa Vennesla, Na uy

Thư viện Vennesla là một thư viện công mới của thành phố tự trị  Vennesla. Tòa nhà được thiết kế bởi nhóm kiến trúc sư đến từ Helen & Hard và chính thức vận hành vào năm 2011. Tọa lạc tại trung tâm thành phố, thư viện có các không gian uống cà phê, khu vực mở, xem phim và công trình này là kết hợp giữa thư viện và nhà văn hóa.

15. Thư viện Kim cương đen, Đan mạch

Kim Cương Đen là phần mở rộng của thư viện Hoàng gia Đan Mạch tại Copenhagen. Cái tên của nó là muốn nói đến kiến trúc toàn bộ toà nhà đều bằng đá granit đen khối vuông được đánh bóng. Tòa nhà được kiến trúc sư Schmidt Hammer Lassen người Đan mạch thiết kế và được khai trương vào năm 1999 với một phòng nghe nhìn 600 chỗ, sảnh Nữ hoàng được dùng cho các buổi hòa nhạc, các sự kiện văn hóa, các buổi biểu diễn và hội thảo.

16. Thư viện đại học Utrecht, Hà Lan

Khai trương vào năm 2004, Tòa nhà này là một công trình thuộc khối đại Utrecht.

Các nhà thiết kế đến từ Wiel Arets, họ tập trung nhiều vào không gian mở, nơi mà sinh viên và khách có thể dành thời gian tương tác trong khi vẫn tập trung vào đọc cá nhân.

17. Thư viện sách hiếm Beilnacke của Đại học Yale, Mỹ

Tòa nhà được thiết kế bởi Gordon Bunshaft và được xem như là một trong những thư viện rộng nhất thế giới lưu giữ toàn bộ sách và bản viết tay quý hiếm.

Hiện nay thư viện này đang sở hữu 500.000 bộ sưu tập tài liệu và vài triệu bản viết tay quý hiếm. Khi khách hàng ghé thăm tòa nhà, họ sẽ trông thấy một tòa tháp bằng kính rộng lớn nằm ở trung tâm công trình. Tầng lửng cho phép mọi người đi quoanh tháp nơi lưu giữ 180.000 bộ sưu tập tài liệu.

18. Thư viện São Paulo, Brazil

Khánh thành vào tháng 1/2010, thư viện, thiết kế bởi Aflalo và Gasperini, rộng 4.257 m2, chứa đựng hơn 30.000 đầu sách. Thư viện học viện này là trung tâm của 961 thư viện tại khu vực São Paulo.

Thư viện nằm ở vị trí mà trước đây là một nhà tù, ngày nay đã trở thành tụ điểm của nền tự do khai phá tri thức, ý tưởng và sách.

19. Thư viện Surry Hills và Trung tâm Cộng đồng,  Australia

Thư viện Surry Hills mở cửa lần đầu tiên vào năm 2009. Công trình củ thành phố hình cánh buồm Sydney này gồm 4 tầng, bên cạnh đó thư viện còn là trung tâm cộng đồng và trung tâm chăm sóc trẻ em.

Thư viện Surry Hills chuyên sở hữu các tài liệu về thiết kế, thời trang cũng như các bộ sưu tập nhiều ý nghĩa về đổi giới, lưỡng tính, đồng tính nam, đồng tính nữ.

20. Thư viện Nam June Paik, Korea

Nằm ở tầng một Trung tâm nghệ thuật Nam June Paik, Thư viện công cộng cực kỳ hiện đại này được thiết kế bởi Nahyun Hwang và David Eugin Moon như một không gia đa năng tái định hình lại mối quan hệ giữa bạn đọc của thư viện và thông tin tri thức.

Ngược lại với thư viện truyền thống, Thư viện Nam June Paik tập trung vào đẩy mạnh “khả năng truy cập ngẫu nhiêu không dây vào thông tin đã được chuyển sang dạng số và hiệu quả mang lại vượt ra ngoài cả mong muốn tìm đọc ban đầu của bạn đọc”. Thông qua các phát sinh tìm đọc liên tục trên mạng, bạn đọc/người thụ hưởng thông tin sẽ trở thành nhà xuất bản các thông tin từ tĩnh sang động cho thư viện.

Cùng với xu hướng hiện đại hóa và tự động hóa thư viện để chuyển thư viện từ một không gian đơn điệu thành một không gian hấp dẫn hơn ngoài các kiến trúc hiện đại, tiện lợi và sang trọng cho khách thăm quan, sinh hoạt và thư giãn thì thư viện ngày nay đã mạnh dạn ứng dụng các công nghệ kỹ thuật hiện đại trong việc tìm, đọc, quản lý, chia sẻ, lưu trữ và bảo quản tài liệu dạng số. Kỹ thuật công nghệ thông tin trong quản lý thư viện và hướng tới bạn đọc đã giúp thư viện như được nhân đôi và vươn xa ra ngoài khuôn viên thư viện, hòa nhập và chia sẻ nguồn tin với cộng đồng thế giới.

 

Theo http://www.ted.com.vn/