Vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương

“Vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương” ghi lại những trải nghiệm sống động của một bà mẹ đã nuôi dạy con trong hai nền văn hóa khác nhau: Do Thái và Trung Quốc.

Dưới góc nhìn của một bạn đọc, tôi thiết nghĩ “Vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương” là tác phẩm giáo dục khá khác biệt, là một trải nghiệm hết sức sống động nhưng cũng đầy gian khó của một bà mẹ Do Thái với 3 người con: 2 trai, 1 gái. Với các bà mẹ Do Thái “Giáo dục con cái là cả một nghệ thuật, mà tất cả mọi người đều phải học tập”. Đáng thương cho tấm lòng cha mẹ trong thiên hạ, nếu không học cách nuôi dạy con đúng đắn thì chắc chắn sẽ chuốc lấy hậu quả đáng sợ và đáng hận. “Con muốn học mà cha mẹ không dạy” cũng bi thương như “con muốn nuôi, mà cha mẹ chẳng còn”. Vậy cha mẹ cần dạy dỗ con một cách khoa học như thế nào? Đó là một câu hỏi và cũng là một vấn đề lớn có liên quan mật thiết đến sự thành công hay thất bại của một người và cũng như sự hưng thịnh hay suy thoái của cả một dân tộc.”

Điều đáng nói ở đây là phương pháp giáo dục, một phương pháp giáo dục con cái khá tàn nhẫn, tuy nhiên những gì bà mang lại cho các con khiến chúng ta có một cái nhìn mới mẻ về cách nuôi dậy con cái. Bà ví von: “Một số cha mẹ Trung Quốc yêu thương con giống hình tử cung, còn các bậc cha mẹ Do Thái yêu thương con cái như hình đống lửa.” Và chính phương pháp giáo dục được cho là tàn nhẫn đấy đã xây đắp, bổi dưỡng cho những đữa con của bà trở thành triệu phú.

Đọc tác phẩm “ Vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương” của tác giả Sara ta thấy trong đó hình ảnh người mẹ can đảm, mạnh mẽ, sắt đá nhưng cũng đầy yêu thương. Tình yêu của các bà mẹ Do Thái là một cái đầu lạnh và một trái tim nóng, dù có yêu thương con cái đến đâu đi chăng nữa thì họ cũng không bao giờ thỏa hiệp trước những yêu cầu của con cái. Họ cho rằng thỏa mãn quá mức sẽ tạo ra “ gia tộc dâu tây” , vậy họ làm thế nào để từ chối thỏa mãn yêu cầu cảu con cái? Họ cho rằng “Mềm mỏng là hại, tàn nhẫn là yêu!”. “Tình yêu của họ tựa như hình một đống lửa, tình yêu đó được dằn sâu trong lòng, dưới biểu lộ sắt đá và cứng cỏi, họ chỉ làm một ngọn lửa rực sáng, soi rọi con đường phía trước cho con cái, chúng có thể tự học cách sinh tồn, vươn lên trong cuộc sống”.

 Khi viết bài giới thiệu về tác phẩm này, tôi cũng xin được chia sẻ tới bạn đọc những cảm nghĩ của mình dưới góc độ là một người đọc, một người con và một người đang làm mẹ thì tôi vô cùng yêu thích cuốn sách này bởi lẽ: Đã làm mẹ ai cúng thương yêu con cái mình, ai cũng mong cho con cái mình thành đạt và khoan dung có trái tim nhân hậu biết yêu thương. Đọc tác phầm này tôi rất tâm đắc với một lời cảm tác của một độc giả Trung Quốc “Sara đã không dạy cho lũ trẻ những gì chúng phải suy nghĩ, bà đã dạy chúng cách suy nghĩ. Sara cũng không dạy lũ trẻ phải làm những gì, bà dạy chúng cách làm những gì cần phải làm”.

Hay “ Sara, với những trải nghiệm sinh động và lời văn giàu sức biểu đạt của mình đã viết nên một cuốn sách xứng đáng là một cuốn giáo khoa về phương pháp nuôi dạy con trong xã hội hiện đại. Đây cũng là một tiếng chuông cảnh tỉnh nhẹ nhàng cho các bậc phụ huynh luôn muốn ôm con vào lòng suốt cuộc đời, giam giữ chúng trong tình yêu vĩ đại có phần mù quáng của bản thân”

                                                                                                                Chichilaydy83@yahoo.com

Tôi thiết nghĩ với cách nuôi dạy con cái của các bà mẹ ở Việt Nam hiện nay, khi đọc tác phẩm này các mẹ sẽ nhận được rất nhiều bài học quý giá cho cách nuôi dạy con hiện nay. Họ bao bọc, thương yêu thậm chí làm thay tất cả mọi việc cho con, thì nay khi đọc cuốn sách này nó như một tấm gường cho tôi và các bạn nhìn vào, những lối mòn tư duy, những nhược điểm hiện hữu vẫn đang gặp phải hàng ngày. Hi vọng rằng, mỗi chúng ta sẽ rút ra những bài học bổ ích và phù hợp nhất cho quá trình phát triển nhân cách của con trẻ.

Đây là cuốn sách hay có giá trị trong việc nuôi dạy con cái.  Quý thấy cô và bạn đọc có thể tìm đọc cuốn sách theo:

Ký hiệu xếp giá: 649/SAR.

Vị trí kho:  Sách chuyên khảo tầng 2 - Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên.

 Nông Thị Bích Ngọc – Phòng CTNV