Hội thảo Thực trạng và các giải pháp chuyển đổi Ipv4 sang Ipv6

Triển khai Quyết định số 38/QĐ-BTTTT ngày 14/01/2021 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; thống nhất nội dung, cách thức, lộ trình triển khai chuyển đổi IPv6 cho mạng lưới, dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin của các đơn vị thành viên, các đơn vị thuộc và trực thuộc Đại học Thái Nguyên (ĐHTN) và Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia 10-10. Chiều ngày 10/10, tại tầng 1 Trung tâm Số - ĐHTN phối hợp với các đơn vị tổ chức Hội thảo Thực trạng và các giải pháp chuyển đổi Ipv4 sang Ipv6. Tham dự hội thảo có ông Trần Ngọc Dĩnh - Trưởng Phòng Bưu chính viễn thông – Sở Thông tin và Truyền thông Thái Nguyên, PGS.TS Trần Nhuận Kiên – Giám đốc Trung tâm Số, hội thảo cùng góp mặt của trên 30 cán bộ quản lý Công nghệ thông tin tại các đơn vị thuộc ĐHTN.

Toàn cảnh Hội thảo

IPv6 là gì? IP, là viết tắt của từ Internet Protocol, được biết đến là địa chỉ riêng của một người dùng khi sử dụng internet và phải có IP thì người dùng mới có thể giao tiếp với mọi đối tượng trên internet toàn cầu. IPv6 được ra đời khi mà số lượng địa chỉ IP trên IPv4 đang bị cạn kiệt dần và không còn đủ sử dụng cho người dùng internet. IPv6  trở thành giao thức được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. IPv6 không chỉ tạo không gian truy cập cho lượng lớn người sử dụng internet và còn đảm bảo về an ninh mạng cho người sử dụng.

PGS.TS Trần Nhuận Kiên – Giám đốc Trung tâm Số đánh giá vai trò của chuyển đổi từ Ipv4 sang Ipv6.

Ông Trần Ngọc Dĩnh - Trưởng Phòng Bưu chính viễn thông – Sở Thông tin và Truyền thông Thái Nguyên trình bày chuyên đề Chuyển đổi Ipv6 Việt Nam và kế hoạch 2024, định hướng 2025

Hội thảo đã được lắng nghe 3 nội dung tham luận: Tổng quan và phương hướng triển khai Ipv6 của ĐHTN; Chuyển đổi Ipv6 Việt Nam và kế hoạch 2024, định hướng 2025; Các giải pháp chuyển đổi Ipv4 sang Ipv6 và demo kết quả. Tại đây, các cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin cùng nhau đánh giá về sự cần thiết, vai trò, cấu trúc, chuyển đổi dịa chỉ Internet thế hệ 4 (IPv4) sang địa chỉ Internet thế hệ 6 cho các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh nói chung và ĐHTN nói riêng. Từ đó cùng trao đổi, bàn bạc các cách thức lộ trình phát triển tổng thể mạng lưới, dịch vụ và hướng đến hoàn thiện việc chuyển đổi Ipv6 cho mạng máy tính kết nối Internet, mạng nội bộ (LAN), dịch vụ, ứng dụng, phần mềm và thiết bị công nghệ thông tin để sẵn sàng về công nghệ, bảo đảm cho sự phát triển bền vững của mạng Internet trong triển khai Đại học số, Chuyển đổi số, phát triển Đại học thông minh và các dịch vụ mạng thế hệ mới.

TTS - ĐHTN