Vai trò của giáo dục trực tuyến trong thời đại công nghệ số

Sau khi đọc bài “Top 10 hình thức giáo dục trực tuyến (e-learning, MOOC) phổ biến nhất trên thế giới”, nhiều bạn học viên sẽ hỏi về những ích lợi của việc học trực tuyến cũng như những điểm bất tiện. Các câu hỏi này sẽ được giải đáp ở các phần bên dưới.

Tác dụng thật sự của giáo dục trực tuyến trong thời đại hiện nay là gì?

Có thể tóm gọn như sau:

– Nhìn chung, các khóa học trực tuyến đáp ứng nhu cầu học tập không biên giới và không giới hạn của các học viên. Các bạn ngoài nước Mĩ hoàn toàn có thể theo chương trình Nanodegree của Udacity (tài liệu giảng dạy do Google, At&T biên soạn) để tăng khả năng trở thành nhân viên của các tập đoàn công nghệ lớn như Google, Facebook, v..v..Đây là những tập đoàn có văn phòng khắp nơi trên thế giới. Và trong tương lai các chứng chỉ này cũng sẽ được áp dụng rộng khắp cho các công ty trong lĩnh vực công nghệ nếu lấy Google, AT&T, Facebook làm chuẩn so sánh.

-Bạn có thể chủ động chọn lựa khóa học mà bạn muốn (miễn phí hoặc có phí) mà không cần phải đến trường. Bạn có thể ngồi tại Việt Nam để học các khóa học tại Mỹ do chuyên gia từ Silicon valley dạy chẳng hạn được cung cấp bởi Udemy hoặc Lynda ,v..v..

-Bạn có thể chủ động chọn lựa học kĩ năng thực hành, các thủ thuật, các mẹo (tips), v..v.. về các lĩnh vực mà nền giáo dục tại đất nước bạn chưa thể đáp ứng nhu cầu này.

-Bạn có thể học rất nhiều những điều mới lạ thông qua phương pháp này

-Bạn tư chủ động lựa chọn mức độ học theo trình độ của bạn

-Bạn có thể chủ động thời gian học (nhưng Coursera thì phải theo lịch của khóa học đó), địa điểm học và các vật dụng, thiết bị để phục vụ việc học tập bao gồm internet (đường truyền tốc độ cao), bút, phần mềm note, sổ học, webcam, headphone, tự điển, v..v..

– Bạn có network với các sinh viên quốc tế cùng trong platform giáo dục trực tuyến mà bạn đang theo học. Cơ hội trao đổi thông tin, học tập lẫn nhau là rất lớn.

-Bạn sẽ trở thành “thể chủ động” khi đã quen với môi trường giáo dục trực tuyến vì sẽ không ai khác ngoài bạn tự lựa chọn khoá học, tự chọn cấp độ, tự chọn thời gian, tự chọn platform trực tuyến v..v..để nâng cao trình độ của mình. Đây là một tính cách rất tốt của thế hệ trẻ. Và chúng tôi tin rằng tính cách “chủ động” này sẽ mang lại cho các bạn trẻ nhiều cơ hội trong tương lai.

-Bạn có thể tiết kiệm chi phí đáng kể vì các khóa học nếu tổ chức có giáo viên, phòng học, v..v..thì sẽ rất đắt đặc biệt tại các nước phát triển. Ngoài ra, việc mời các chuyên gia hoặc giáo sư đầu ngành từ Mĩ, Canada Anh, v..v.. qua các nước khác giảng dạy sẽ tốn kém rất nhiều chi phí.

– Bạn sẽ là 1 người bảo vệ môi trường khi theo học với hình thức e-Learning vì bạn sẽ không phải di chuyển hay cũng không phải in ấn quá nhiều tài liệu.

-Đặc biệt, ngoại ngữ mà chủ yếu là tiếng Anh chuyên ngành của bạn sẽ được cải thiện rất đáng kể nếu bạn theo được các khóa học này trọn vẹn. Nếu bạn chọn các khóa học tiếng Anh để trau dồi ngôn ngữ thì đây là cơ hội miễn phí để được nghe giọng phát âm chuẩn.

Vậy những điểm bất lợi của Giáo dục trực tuyến là gì?

-Các khóa học được thiết kế chung cho nhiều đối tượng, dù đã chia level nhưng vẫn có thể gặp trường hợp không tương thích với trình độ học viên. Do đó, bạn sẽ mất thời gian lực chọn lại và nhiều khi là lãng quên phương pháp học này.

-Bạn sẽ bị lạc vào ma trận các khóa học đặc biệt là các website miễn phí. Bạn sẽ lúng túng và mất thời gian để review trước khi chọn 1 khóa học cụ thể cho mình. Bạn cứ thử nghĩ: bạn có gần 10 website về giáo dục trực tuyến và bạn phải chọn lựa cùng 1 chủ đề thì có hàng trăm khóa học thì tổng số thời gian bạn mất để lựa chọn khóa học trực tuyến sẽ không nhỏ. Tuy nhiên, các khoá học có phí sẽ phân chia rõ hơn theo mức độ của người học cũng như sắp xếp tốt hơn. Đó chính là điểm mạnh của các platform giàu kinh nghiệm như lynda.com, udemy.com

-Đến 80% các khoá học trực tuyến đều chọn tiếng Anh là ngôn ngữ chính. Và chắc chắn rằng hiện nay tiếng Việt chưa thật sự có lựa chọn về khóa học online cho các mảng chuyên ngành cụ thể. Do đó, bạn bắt buộc phải có trình độ tiếng Anh nhất định bên cạnh trình độ chuyên môn thì mới có thể nắm bắt và khai thác hết những gì khoá học trực tuyến mang lại. Đây có thể là rào cản của các nước Tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính như Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, v..v..

-Đối với các nước chậm hoặc đang phát triển thì phương pháp giáo dục trực tuyến vẫn còn khá mới. Các học viên chưa quen với việc ngồi máy tính, học trên video và chủ động từ việc chọn khóa học cho đến webiste phù hợp.

-Việc công nhận các chứng chỉ của giáo dục trực tuyến luôn là câu hỏi mở đối với các nước chậm hoặc đang phát triển. Đơn giản là bởi vì chính những người sử dụng lao động tại các nước này cũng chưa quen với hình thức này cho lắm.

-Chi phí: hiện nay vẫn còn nhiều các website miễn phí như alison, khanacademy, coursera, v..v..nhưng liệu trong tương lai có còn miễn phí nữa hay không? Trong khi hiện nay chỉ với 520.000 vnđ/ tháng (25$/tháng), đó chưa phải là một chi phí cần phải suy nghĩ nhiều để truy cập vào 1 kho tàng video học thuật đa dạng lĩnh vực vừa có chọn lọc vừa được sắp xếp nghiêm túc như lynda.com.

Để kết luận cho bài viết này, chúng tôi chỉ muốn cung cấp cho các bạn về xu hướng giáo dục mới. Đó là giáo dục trực tuyến. Sự lựa chọn hình thức học nào hay platform nào là tùy thuộc vào các bạn học viên. Tuy nhiên, giữa miễn phí và có phí cũng là 1 khoảng cách rất xa về sự sắp xếp và sự chuyên nghiệp khi hỗ trợ các học viên. Đây là 1 sự đầu tư có tính toán của các website giáo dục trực tuyến có trả phí.

Câu hỏi đặt ra là ngành nghề nào thì nên chọn phương pháp học trực tuyến?

Có những ngành cần thực tế nhiều như bác sĩ, y khoa, kĩ sư vận hành, v..v..là những ngành không thể thiếu máy móc thực hành, chuyên gia được bên cạnh lý thuyết. Do đó, không thể đơn thuần học trên mạng được. Nhưng có những ngành nghề như design, marketing online, lập trình, học ngoại ngữ, các khóa học cập nhật những điều mới và một số ngành khác thì học viên hoàn toàn có thể học trực tuyến được.

Do đó, các học viên cần cân nhắc lựa chọn. Mỗi phương pháp học đều có điểm hay và điểm dở của nó. Giống như các bạn cứ tưởng tượng, 1 ông giáo sư ngồi lì trên ghế giảng viên giảng cho học trò bằng Power point. Điều này vô cùng thiếu tương tác với sinh viên, người học. Thay vào đó, giảng viên có thể vừa viết trên bảng bằng bút dầu và trao đổi với học viên tại chỗ thì nó sẽ tăng tính tương tác giữa giảng viên và học viên. Nhưng cách này chỉ áp dụng với nhóm học viên nhỏ. Việc một giảng đường to với hàng trăm học viên thì cũng không phải là giải pháp hợp lý.

Đến đây các bạn đã rõ được những ưu và nhược điểm cuả các phương pháp học. Hi vọng, bài viết phân tích của tôi sẽ giúp các bạn học viên, sinh viên Việt Nam có một góc nhìn toàn diện về gáo dục trực tuyến. Mong các bạn hãy chủ động lựa chọn về phương pháp học truyền thống hoặc trực tuyến tùy vào ngành nghề của mình nhé. It’s up to you…….

 

Nguồn: nguonhocbong.com.